Giải Trí & Công Nghệ

Quản lý bộ nhớ và ứng dụng trong thiết bị Android

NguyenNguyen

NguyenNguyen

Trùm
Member
Bộ nhớ trong (Internal Storage) là bộ nhớ được nhà sản xuất tích hợp vào bên trong thiết bị. Đó là nơi lưu trữ các dữ liệu phát sinh của hệ điều hành trong quá trình hoạt động của thiết bị. Ngoài ra, nhiều ứng dụng của Android cũng được mặc định cài đặt lên bộ nhớ trong của máy. Một số ứng dụng khi chạy còn lưu trữ bộ nhớ đệm (cache) và các loại dữ liệu khác (gọi chung là application data). Mỗi khi chúng ta cài đặt một ứng dụng, chụp một bức ảnh hay download một bài hát hay một bộ phim nào đó, dung lượng bộ nhớ sẽ được sử dụng và giảm đi. Vậy làm cách nào để quản lý bộ nhớ và ứng dụng trong các thiết bị android? Nếu bạn là người mới sử dụng điện thoại Android (hoặc đã dùng từ lâu nhưng quá bận rộn để quan tâm đến vấn đề này),Android.vn hi vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích.


Trước hết, chúng ta cần chú ý một điều rằng khi nhà sản xuất nói thiết bị của bạn được trang bị bộ nhớ 16 GB thì trên thực tế bạn chỉ có khoảng 12 đến 13 GB để tùy ý sử dụng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì bản thân Android cũng cần dung lượng để hoạt động. Để kiểm tra dung lượng bộ nhớ và việc sử dụng bộ nhớ, bạn có thể vào tab storage trong phần settings.



Quản lý ứng dụng

Uninstall/ Gỡ ứng dụng
Đây là chức năng giúp bạn gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết. Việc gỡ bỏ có thể thực hiện bằng một vài thao tác hết sức đơn giản là truy cập vào Settings > Applications > Manage Application, chọn ứng dụng bạn muốn gỡ rồi nhấn Uninstall.
Lưu ý: Một số ứng dụng được nhà sản xuất tích hớp sẵn trên thiết bị. Muốn gỡ những ứng dụng này, bạn cần phải root thiết bị của mình. Đây là một quá trình khá phức tạp và bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định có nên root hay không.



Move to SD card/ di chuyển tới thẻ nhớ
Chức năng này cho phép bạn di chuyển toàn bộ ứng dụng lên thẻ nhớ SD. Đây là cách làm hữu hiệu đối với các ứng dụng lớn, chẳng hạn như game, các ứng dụng đồ họa hay ứng dụng văn phòng. Một khi bạn di chuyển chúng tới thẻ nhớ SD, bạn có thể giảm đáng kể áp lực lên bộ nhớ trong, giúp cho điện thoại của bạn hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, tính năng này chỉ được hỗ trợ chính thức trên Android 2.2 trở lên.

Clear Data/ Xóa dữ liệu
Khi sử dụng chức năng này đối với mỗi ứng dụng, bạn sẽ xóa bỏ toàn bộ thông tin liên quan tới ứng dụng đó. Chẳng hạn, nếu bạn xóa các tệp tin liên quan đến ứng dụng Facebook, bạn sẽ phải nhập lại mật khẩu khi đăng nhập. Tính năng này được sử dụng kèm vớ cảnh báo từ thiết bị. Do đó, trước khi xóa, bạn nên cân nhắc để tránh trường hợp như phải chơi lại game từ level đầu tiên mặc dù đã đạt tới một level cao hơn rất nhiều.

Empty the cache/ Xóa bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm hoạt động như một thư viện để lưu trữ thông tin của các ứng dụng để có thể truy xuất khi cần thiết. Như đã đề cập ở trên, bộ nhớ đệm phát sinh rất nhiều trong quá trình chúng ta sử dụng máy. Thời gian dùng càng dài, những dữ liệu phát sinh càng nhiều, chiếm nhiều không gian trong bộ nhớ của máy. Do đó, tính năng này cho phép bạn xóa bớt bộ nhớ đệm của những ứng dụng chiếm quá nhiều không gian bộ nhớ, giúp máy chạy mượt mà hơn.
Chú ý: xóa bộ nhớ đệm có thể làm cho ứng dụng của bạn mất thời gian lâu hơn để tải nội dung vì bộ nhớ đệm chính là phần lưu lại của lần sử dụng trước.

Kết
Như vậy, chúng ta có thể gỡ ứng dụng, di chuyển ứng dụng tới thẻ nhớ SD, xóa bộ nhớ cache hoặc xóa toàn bộ dữ liệu liên quan đến ứng dụng. Những thao tác này sẽ giúp thiết bị Android của bạn chạy mượt mà hơn cũng như có thêm chỗ trống để download những dữ liệu mới về thiết bị. Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc trước khi sử dụng các tính năng trên để tránh trường hợp làm mất những thông tin quan trọng.
 
Bên trên