Giải Trí & Công Nghệ

Mẹo Làm Bài Thi Toeic

Bub

Bub

Administrator
Ban Quản Trị

Dưới đây là mẹo làm bài thi toeic của thầy Tiến Chung chia sẻ.

Tips chung:

Nghe bám theo chủ ngữ được hỏi: Eg: who is the man talking to?
Cần lưu ý cẩn thận xem người nói là “man” hay “woman”. Vì câu hỏi thường hỏi: người đàn ông sẽ làm gì... khi đó mình sẽ tập trung vào lời thoại của người đàn ông để trả lời cho câu hỏi đó.
Không được nháp, đánh dấu vào đề mà mình phải nhớ toàn bộ thông tin rồi tô câu trả lời vào phiếu trả lời
Phải đọc trước được câu hỏi để chủ động và thu hẹp nội dung mình cần nghe: đọc các keywords để nắm được nội dung câu hỏi và các đáp án A, B, C, D
  • Đọc trước câu hỏi và đáp án câu 41-43 trong lúc đọc phần giới thiệu part 3. Nghe xong đoạn hội thoại là phải chọn được ngay đáp án của cả 3 câu và tô nhanh vào “answer sheet” để đến khi đọc câu hỏi thì mình tận dụng thời gian đó để đọc trước 3 câu tiếp theo.
  • Để làm tốt part 3 cần có trí nhớ tạm thời tốt và chọn rất nhanh để chuyển sang câu tiếp theo. Lúc mới học các em chắc chắn không thể nhớ được cũng như chọn được nhanh, có khi còn rất nản. Nhưng hãy cố gắng kiên trì luyện tập, hàng ngày bỏ thời gian ra làm theo cách này. Thầy đảm bảo rằng kỹ năng nghe của em sẽ tăng lên đáng kể.
  • Trong trường hợp đọc quá chậm, các em nên cố gắng lướt quá các câu hỏi để biết nó hỏi gì từ đó có định hướng những thứ cần nghe.
  • Mới đầu nếu đọc không kịp thì hãy dừng băng và dành thời gian để đọc và dịch 3 câu hỏi để làm sao hiểu hết cả 3 câu hỏi và các đáp án trước sau đó mới bật tiếp để nghe. Nghe lần 1 có thể các em chưa chọn được hết các đáp án thì nghe lần 2, lần 3... đến bao giờ chọn được hết các đáp án thì thôi. Sau đó các em sẽ xem đáp án và script, đọc toàn bộ script xem nó nói cái gì mà mình không nghe được, xem có những từ mới nào, note ra để tra từ điển và học thuộc các từ mới đó. Sau khi hiểu hết script rồi, mình lại nghe lại một lần nữa.
===>>>> Hãy cứ luyện tập dần dần, mất thời gian nhưng thầy tin các em sẽ đạt được kết quả mình mong muốn.
Chủ đề thường ra trong part 3: Chỉ xoay quanh đời sống hàng ngày của nhân viên, tiếng anh thương mại nên cần học từ vựng của các chủ đề đó để làm quen các chủ đề và không bỡ ngỡ với các từ mới.
Các loại câu hỏi thường gặp trong part 3:
- Câu hỏi về chủ đề đoạn hội thoại
Eg: what are they discussing?, what are they talking about?, what is the topic of conversation?...
- Câu hỏi chi tiết (thông tin cụ thể)
Eg: what’s the problem?, what’s the man looking for?, what are they worried about?...
- Hỏi những việc đang làm và sẽ làm ( xuất hiện nhiều)
Eg: what is the man doing? what is the woman going to do? what should the man do?...
- Nghề nghiệp
Eg: what is the woman’s job (occupation/profession), what life of work is she in?...
- Nơi chốn (where)
Eg: Where are most likely speakers?, where is the conversation taken place? , where is the conference center?...
- Thời gian (when)
Eg: when will the meeting be held?, when is new product introduced?...
- Câu hỏi “how” ( cách thức, số lượng, giá cả...), “why”, “who” (người nói có thể là ai?)
Eg: How did the woman find out about the travel agency?, why is the woman calling?, who is the speaker?
Những lưu ý khi làm bài part 3 bài thi :
  • Đọc lướt câu hỏi và các đáp án trước khi nghe để đoán ngữ cảnh đoạn hội thoại diễn ra
  • Tỉnh táo với những từ gây nhầm lẫn
Eg: What does the woman think?
A. He should accept it
B. He can do better
C. He should pay more rent
D. He is worth more
  • Trong phần 3 nghe này, đoạn hội thoại được nghe có thể có nhiều từ cùng âm khác nghĩa xuất hiện trong một hay nhiều phương án. Điều này có thể gây nhầm lẫn và khiến người nghe chọn sai đáp án. Hãy cẩn thận đừng đơn thuần chọn đáp án bởi có trùng từ với bài nghe.
  • Nhiều đáp án lựa chọn cho những câu hỏi ở phần 3 này không được đề cập trực tiếp trong bài nghe mà diễn đặt theo kiểu đồng nghĩa. Các em sẽ phải lắng nghe, vận dụng xâu chuỗi từ khóa, liên tưởng văn cảnh để chọn đáp án đúng.
  • Nhiều câu diễn đạt ý phủ định, từ chối nhưng không dùng “no” đơn thuần mà dùng các cụm từ, câu khác. Eg: I’m sorry, but i can’t seem ...
  • Xác định những cụm từ phủ định: we used to, we can but, i’d love to but, i’m afraid..., lắng nghe những thông tin theo sau chúng vì các thông tin này rất hay xuất hiện trong 3 câu hỏi.
 
Bên trên